Khi nào phải nhổ răng sâu
Răng sâu chia làm nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi một giai đoạn là một mức độ của răng sâu, tùy vào mức độ này mà các nha sĩ mới có thể quyết định xem có nên nhổ chiếc răng hàm sâu đó không. Do đó, không hẳn chiếc răng hàm sâu nào cũng phải nhổ bỏ. Trên thực tế, có những chiếc răng sâu 80-90% mà vẫn được phục hồi lại hình dạng và chức năng nhai của răng.
Nhổ răng sâu để loại bỏ vi khuẩn gây hại* |
Khi nào phải nhổ răng sâu?
Nhổ răng là cách để loại bỏ chiếc răng sâu không thể hồi phục được ra khỏi cung hàm để ngăn chặn ảnh hưởng đến sức khỏe của răng miệng. Khi răng hàm bị sâu, nếu không được điều trị sớm thì mức độ sâu răng sẽ tăng dần và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nhưng không phải lúc nào răng sâu cũng sẽ phải nhổ, bảo tồn răng thật là nguyên tắc hàng đầu. Răng hô nặng với lệch lạc thì niềng răng đau không? Kéo dài bao lâu là hoàn thành?
Nếu răng sâu nhưng vẫn có thể phục hồi và chữa trị, bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm. Còn trong trường hợp sau thì răng sâu sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ:
Răng bị sâu quá nặng, tủy răng bị tổn thương nghiêm trọng, bị viêm hoặc chết tủy, các biện pháp như trám răng không thể khắc phục được.
Răng bị sâu nặng và gây ra các biến chứng như viêm chân răng, viêm nha chu, nhiễm trùng, tích tụ mủ dưới nướu răng, khiến bạn đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Răng khỏe mạnh là điều rất quan trọng* |
Răng bị lung lay do cấu trúc răng bị phá hủy, tủy răng bị tổn thương, cần phải nhổ bỏ ngay nếu không thể phục hồi được.
Để biết rõ răng sâu khi nào phải nhổ, bạn cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của răng miệng. Càng để lâu thì răng sâu sẽ càng khó điều trị, mất nhiều thời gian và chi phí hơn.
Nhổ răng an toàn tại nha khoa
Để đảm bảo cho quá trình nhổ răng sâu diễn ra an toàn thì bác sĩ cần phải có kinh nghiệm chuyên môn cũng như thực hiện nhổ răng đúng quy trình và đúng kỹ thuật. Các bước nhổ răng an toàn tại nha khoa Đăng Lưu sẽ giúp bạn yên tâm thực hiện mà không phải lo lắng về điều gì.
Thăm khám và tư vấn
Thăm khám tình trạng răng miệng của bệnh nhân và chỉ định nhổ răng. Tiến hành chụp phim X-quang đánh giá tổng quát tình trạng răng hàm, xác định độ khó. Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ biết tiền sử bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, máu khó đông
Làm sạch răng miệng
Sau khi thăm khám, nếu bạn đang mắc phải các bệnh lý răng miệng khác ngoài sâu răng thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị, làm sạch khoang miệng để quá trình nhổ răng diễn ra dễ dàng hơn.
Thực hiện nhổ răng
Trước khi tiến hành nhổ răng, mọi dụng cụ cần được khử trùng, trang thiết bị cần được đảm bảo. Tiếp theo, gây tê ở vị trí răng cần nhổ. Bác sĩ thực hiện thao tác nhanh gọn, chính xác.
Dặn dò bệnh nhân
Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, giảm đau tránh những biến chứng nhiễm trùng. Cần lưu ý đến chế độ ăn uống cũng như chăm sóc răng để vết thương nhanh lành. Thông tin thêm niềng răng chỉnh hô có đau không
Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh lý sâu răng bạn nên đến thăm khám nha sĩ để được điều trị kịp thời, tránh việc phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu tình trạng răng sâu nặng thì cũng đừng chần chừ mà hãy nhổ bỏ răng sâu càng sớm càng tốt để bảo vệ các răng còn lại khỏe mạnh.